Kích thích (sinh lý học)
Kích thích (sinh lý học)

Kích thích (sinh lý học)

Trong sinh lý học, một kích thích là một sự thay đổi có thể phát hiện được (detectable) trong môi trường bên trong hoặc bên ngoài. Khả năng của một sinh vật hoặc cơ quan sinh học để phản ứng với các kích thích bên ngoài được gọi là độ nhạy (sensitivity), trong tiếng Việt còn gọi là độ cảm ứng của sinh vật (induction). Khi một kích thích được áp dụng cho một thụ thể cảm giác (sensory receptor, hay nơ-ron cảm giác), nó thường gợi ra hoặc ảnh hưởng đến phản xạ (reflex) thông qua sự truyền tải kích thích (transduction).Những thụ thể cảm giác này có thể nhận thông tin từ bên ngoài cơ thể, như trong các thụ thể cảm ứng (touch receptors) được tìm thấy trong da hoặc các thụ thể ánh sáng trong mắt, cũng như từ bên trong cơ thể, như trong các chemoreceptor (thụ thể cảm nhận hóa học) và các mechanoreceptor (thụ thể cảm nhận cơ học). Một kích thích nội bộ thường là thành phần đầu tiên của một hệ thống kiểm soát cân bằng nội môi (homeostatic). Các kích thích bên ngoài có khả năng tạo ra các phản ứng toàn thân (systemic responses) trong toàn bộ cơ thể, như trong phản ứng chiến-hay-chạy. Để kích thích được phát hiện với xác suất cao, mức của nó phải vượt quá ngưỡng tuyệt đối (absolute threshold); nếu tín hiệu đạt ngưỡng, thông tin được truyền đến hệ thần kinh trung ương (CNS), nơi nó được tích hợp và quyết định về cách phản ứng được thực hiện. Mặc dù kích thích thường khiến cơ thể phản ứng lại, nhưng cuối cùng cũng do CNS xác định liệu tín hiệu có gây ra phản ứng hay không.